Các môn học ở chương trình phổ thông mới
Ở
chương trình phổ thông mới, thay vì các môn học như hiện hành, các môn
học mới sẽ xuất hiện và được phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động
bắt buộc và môn học tự chọn.
Cụ
thể, ở cấp Tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại
ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa
lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.
Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2).
|
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Ở
cấp THCS, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục
công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo
dục thể chất, Nghệ thuật.
Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Ở cấp THPT, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Các
môn học được lựa chọn: theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm các môn Giáo dục
kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm các
môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công
nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Đặc biệt, hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt tất cả các cấp học là Hoạt động trải nghiệm.
Môn Toán tinh giảm nhiều kiến thức
GS Đỗ Đức Thái, Chủ biên chương trình môn Toán cho
biết triết lý xây dựng chương trình giáo dục Toán học mới ở phổ thông
thể hiện ở 4 yếu tố: tinh giảm, thiết thực, hiện đại và sáng tạo.
Một trong những điểm mới rõ rệt ở môn Toán là sự tinh giảm nhiều kiến thức không cần thiết ở chương trình cũ.
21%
tổng thời lượng chương trình môn Toán phổ thông dành cho nội dung ứng
dụng. Các dạng bài tập lắt léo, phục vụ thi cử sẽ bị loại bỏ. |
GS Đỗ Đức Thái |
Chương
trình mới thay cách tiếp cận nội dung trước đây là quan tâm nhiều đến
chuyện được học những đơn vị kiến thức nào, giải được bao nhiêu dạng bài
tập, đi thi được bao nhiêu điểm sang phát triển năng lực, tăng tính
sáng tạo của người học.
Việc học sẽ không phải chỉ nhằm mục đích phục vụ đi thi, mà hướng đến tính ứng dụng, thực tiễn cuộc sống.
“Đừng
hy vọng chương trình mới sẽ đưa ra những đơn vị kiến thức rất mới,
chuyện hay ho này khác, sẽ không như vậy mà sẽ bớt đi nhiều so với hiện
nay. Cái thay đổi là chúng ta hướng giáo dục Toán học đến sự mưu sinh
của mỗi con người sau này”, ông Thái khẳng định.
Cụ
thể, 21% tổng thời lượng chương trình môn Toán phổ thông dành cho nội
dung ứng dụng. Các dạng bài tập lắt léo, phục vụ thi cử sẽ bị loại bỏ.
Môn Văn sẽ không còn chuyện phải học thuộc lòng
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên môn Ngữ văn mới cho
hay, về mục tiêu, điểm khác biệt lớn nhất của chương trình lần này
chính là coi trọng năng lực giao tiếp (với 4 kỹ năng chính là đọc, viết,
nói và nghe).
Như
vậy, chỉ có những kiến thức giúp cho việc phát triển năng lực có hiệu
quả mới được lựa chọn vào. Chương trình sẽ được xây dựng thống nhất từ
lớp 1 cho tới lớp 12 chứ không tách làm 3 cấp như trước đây.
Về nội dung, chương trình sẽ không tổ chức theo trục lịch sử văn học hay kiểu văn bản như chương trình (THCS và THPT) hiện hành.
6
tác phẩm bắt buộc (gồm bài thơ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo
bình Ngô, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập |
PGS Đỗ Ngọc Thống |
Tất
cả kiến thức được chọn đều nhằm hướng tới mục tiêu hình thành năng lực
giao tiếp cho học sinh, trong đó đặc biệt chú trọng tới chủ thể người
học và khả năng ứng dụng tri thức ngữ văn vào cuộc sống. Các kiến thức
văn học, tiếng Việt sẽ tích hợp thông qua các kỹ năng đọc, viết, nói,
nghe và phục vụ cho các kỹ năng này.
Chương
trình cũng sẽ được xây dựng theo hướng mở bằng cách chỉ quy định một số
nội dung cốt lõi và 6 tác phẩm bắt buộc (gồm bài thơ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập.
6 tác phẩm này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà chương trình đề ra, quan
trọng nhất đều là thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, văn học và văn hóa
dân tộc).
Còn lại đưa ra một danh sách gợi ý để các tác giả SGk và giáo viên tự chọn.
Lịch sử được học bắt đầu qua các câu chuyện
GS Phạm Hồng Tung, Chủ biên chương trình môn Lịch sử cho
hay chương trình được xây dựng theo cấu trúc chính là tuyến tính, kết
hợp với đồng tâm, thay cho cấu trúc đồng tâm hiện nay.
Ở
cấp Tiểu học, chưa tập trung vào trang bị tri thức lịch sử mà mục tiêu
cao nhất là giúp học sinh có được tình yêu với môn học và hình thành,
phát triển ký ức lịch sử. Đây là khác biệt lớn so với chương trình hiện
hành.
Ví
dụ, khi dạy về thời đại Hùng Vương, có thể hướng dẫn học sinh kể chuyện
về Lạc Long Quân và Âu Cơ, về Thánh Gióng..., kết hợp với việc tìm hiểu
về trống đồng, lưỡi cày đồng, mũi tên đồng…. Qua đó, học sinh nắm được
cái lõi lịch sử về thời đại Hùng Vương tổ tiên ta trồng lúa, đoàn kết
đánh giặc như thế nào.
Chúng
tôi cố gắng sắp xếp những khối kiến thức từ thế giới trước rồi mới đến
khu vực rồi mới đến Việt Nam để các em có cái nhìn từ đầu đến cuối,
nhưng vẫn có thể so sánh |
GS Phạm Hồng Tung |
Ở
cấp THCS, toàn bộ Chương trình dành để trang bị nền tảng tri thức thông
sử, tức là giúp học sinh có được tri thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống
nhất. Trên cơ sở đó, hình thành và phát triển những năng lực và phẩm
chất cơ bản, cốt lõi.
“Chúng
tôi cố gắng sắp xếp những khối kiến thức từ thế giới trước rồi mới đến
khu vực rồi mới đến Việt Nam để các em có cái nhìn từ đầu đến cuối,
nhưng vẫn có thể so sánh”, GS Tung nói.
Ở
cấp THPT, chương trình không bố trí dạy từ đầu đến cuối nữa mà được xây
dựng thành chủ đề và một số chuyên đề, giúp học sinh có kiến thức mở
rộng và sâu sắc hơn. Mục đích để sau khi học xong phổ thông, dù không đi
theo ngành khoa học xã hội hoặc khoa học lịch sử mà theo các ngành
khác, nhưng nếu cần, các em có được năng lực tìm hiểu lịch sử suốt đời.
“Ví
dụ, có chủ đề về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân
tộc. Sẽ trình bày theo hệ thống, từ những kháng chiến đầu tiên chống
quân xâm lược phương Bắc của người Việt cho đến những cuộc chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam, và cả cuộc đấu
tranh bảo vệ chủ quyền trên biển Đông hiện nay...”
Bên
cạnh đó có cả những chủ đề định hướng ứng dụng, như sử học với bảo tồn
di sản văn hóa, di tích lịch sử, với phát triển du lịch…
|
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Hoạt động trải nghiệm được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến 12
Theo PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa, Chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm,
sẽ có 4 nhóm nội dung hoạt động trải nghiệm (gồm nhóm nội dung hoạt
động phát triển cá nhân; nhóm hoạt động lao động, nhóm hoạt động xã hội
và phục vụ cộng đồng; nhóm hoạt động giáo dục hướng nghiệp) nhằm thực
hiện 3 mục tiêu cơ bản của hoạt động trải nghiệm (năng lực thích ứng với
cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực định hướng
nghề nghiệp).
4
nhóm nội dung Hoạt động trải nghiệm sẽ được triển khai thực hiện thông
qua 4 loại hình hoạt động trải nghiệm trong nhà trường. Những loại hình
này chúng ta sẽ khá quen thuộc bởi trong chương trình hiện hành cũng có |
PGS Đinh Thị Kim Thoa |
4
nhóm nội dung này sẽ được triển khai thực hiện thông qua 4 loại hình
hoạt động trải nghiệm trong nhà trường. Những loại hình này chúng ta sẽ
khá quen thuộc bởi trong chương trình hiện hành cũng có. (thứ nhất là
sinh hoạt dưới cờ, thứ 2 là sinh hoạt lớp, thứ 3 là hoạt động giáo dục
theo chủ đề và thứ 4 là hoạt động những câu lạc bộ).
Vậy
với các loại hình hoạt động chúng ta sẽ chủ yếu sử dụng những hình thức
và phương pháp trải nghiệm nào? Chúng tôi sẽ đưa ra 4 nhóm tổ chức hoạt
động (nhóm hình thức tổ chức hoạt động).
Thứ nhất là những hình thức nhóm mang tính cống hiến (gồm các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, vì cộng đồng,…).
Thứ hai là hoạt động có tính khám phá như những chuyến đi thực địa, tham quan, dã ngoại,…
Thứ
ba là hoạt động mang tính thể nghiệm, trẻ được trải nghiệm và thể
nghiệm mình luôn qua các hoạt động giao lưu, đóng kịch, sân khấu hóa,…
Thứ
tư là những hoạt động có tính nghiên cứu và phân hóa, như những dự án,
hoạt động nghiên cứu khoa học rồi các hoạt động câu lạc bộ có tính định
hướng có tính phân hóa,…
Như vậy, mỗi một hình thức hoạt động sẽ đạt được mục tiêu riêng.
Môn Ngoại ngữ đang
được xây dựng và hoàn thiện dựa trên cơ sở chương trình - sách giáo
khoa ngoại ngữ thí điểm của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020.
Tác giả: Theo Thanh Hùng/vietnamnet.vn