Phương thức tuyển sinh
Năm
nay, Sở GD-ĐT Hà Nội giữ nguyên phương thức “Thi tuyển kết hợp với xét
tuyển" để tuyển sinh vào các trường THPT công lập trên địa bàn. Tuy
nhiên, tuyển sinh vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT
ngoài công lập có những thay đổi nhất định.
Cụ thể,
các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập tuyển
sinh theo phương thức “Xét tuyển” bằng một trong hai phương án sau:
Phương
án 1: Xét tuyển căn cứ vào điểm xét tuyển của thí sinh tham dự kỳ thi
tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2018-2019.
Phương
án 2: Xét tuyển dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp
THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
Nếu nhà trường tuyển sinh theo phương án 2, ĐXT được tính như sau:
Điểm xét tuyển = Điểm THCS + Điểm cộng thêm
Trong đó:
Điểm
THCS là tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4 năm
học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp
đó. Đối với phương án này, quy định mức điểm rèn luyện và học tập của
học sinh ở cấp THCS giống như mức điểm quy định đối với tuyển sinh hệ
giáo dục thường xuyên của trung tâm GDNN-GDTX, cụ thể: Hạnh kiểm tốt và
học lực giỏi: 10 điểm; Hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt
và học lực khá: 9 điểm; Hạnh kiểm khá và học lực khá: 8 điểm; Hạnh kiểm
trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình: 7
điểm; Hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình và
học lực khá: 6 điểm; Trường hợp còn lại: 5,0 điểm. Điểm THCS tối đa là
40 điểm.
Điểm cộng thêm là tổng của điểm ưu tiên và điểm khuyến khích.
Căn
cứ vào số lượng học sinh nộp đơn đăng ký xét tuyển và chỉ tiêu của
trường, nhà trường sẽ lấy học sinh có điểm xet tuyển từ cao xuống thấp
cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao và thông báo công khai những học sinh
đã trúng tuyển.
Ngoài phương thức “Xét tuyển” theo 1
trong 2 phương án này, các trường cũng tuyệt đối không được tổ chức thi
tuyển hay sử dụng một phương thức khác để tuyển sinh.
Các
trường THPT công lập TCTC và THPT ngoài công lập phải báo cáo Sở kế
hoạch tuyển sinh của trường trong đó nêu rõ phương án lựa chọn (phương
án 1 hoặc 2) để thực hiện trong kỳ tuyển sinh vào ngày 15/5. Sở GD-ĐT
cũng sẽ công bố công khai trên website vào ngày 31/5.
Chế độ ưu tiên
Mức
điểm ưu tiên chênh lệch giữa hai nhóm đối tượng liên tiếp nhau là 0,5
điểm. Đối tượng được hưởng mức ưu tiên thấp nhất là 0,5; cao nhất là 1,5
điểm.
Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên, chỉ được hưởng một mức ưu tiên cao nhất.
Chế độ khuyến khích
Kỳ
thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Hà Nội năm học 2018-2019 sẽ không còn
cộng điểm khuyến khích cho các thí sinh đoạt giải trong các kỳ, cuộc thi
văn hóa, khoa học kỹ thuật, thi viết thư quốc tế, giải toán trên máy
tính cầm tay, giải toán bằng tiếng Anh, giải toán trên internet, thi văn
nghệ, thể thao... các cấp.
Ở kỳ thi năm nay, Sở GD-ĐT
Hà Nội chỉ cộng điểm khuyến khích đối với học sinh có chứng chỉ nghề
phổ thông: loại Giỏi (cộng 1,5 điểm); loại Khá (cộng 1 điểm); loại Trung
bình (cộng 0,5 điểm)
Chế độ tuyển thẳng
Năm học 2018-2019, Hà Nội vẫn giữ nguyên chế độ tuyển thẳng THPT cho các học sinh thuộc đối tượng:
Học
sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp THCS được tuyển
thẳng vào lớp 10 THPT của trường Phổ thông dân tộc nội trú;
Học sinh là người dân tộc rất ít người;
Học sinh khuyết tật;
Học
sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao, cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và
THPT (các cuộc thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành
chuyên môn tổ chức, Olympic dành cho học sinh phổ thông từ năm học
2017-2018), cụ thể như sau:
+ Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế;
+ Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT;
+ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc (gồm các môn thể thao được dạy trong trường học, được tổ chức 4 năm/lần);
+ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
+ Cuộc thi “Viết thư quốc tế UPU” do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì;
Quy định về bảo lưu chế độ tuyển thẳng
Học
sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên trong các cuộc thi tại Công văn số
3035/SGDĐT-QLT ngày 10/8/2016 trước năm học 2017-2018, được bảo lưu
trong năm học 2018-2019.
Cụ thể như sau:
- Học
sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa, cuộc thi khoa học kĩ
thuật dành cho HS trung học do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc Bộ GD&ĐT
phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức, gồm: Thi giải toán qua mạng
Internet – Violympic; Thi Olympic Tiếng Anh trên Internet (IOE); Thi
viết thư quốc tế (UPU); Thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật (Intel VISEF và
Intel ISEF) dành cho học sinh trung học; Thi vận dụng kiến thức liên
môn giải quyết tình huống thực tiễn; Thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi
đồng toàn quốc.
- Học sinh đạt giải cấp quốc gia trở
lên về văn nghệ; thể dục thể thao do Bộ GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với
các ngành chuyên môn tổ chức, gồm:Các môn dự thi cấp THCS tại Hội khỏe
Phù đổng toàn quốc; Hội thi “Giai điệu tuổi hồng”; Hội thao giáo dục
Quốc phòng toàn quốc; Giải vô địch Taekwondo toàn quốc; Giải điền kinh,
bơi lội, bóng rổ học sinh toàn quốc.
Điểm các bài thi
Điểm
các bài thi sẽ được chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn
bài được làm tròn điểm đến 2 chữ số thập phân, thay vì như năm 2017 về
trước (điểm các môn không chuyên được làm tròn đến 0,5; Điểm môn chuyên
làm tròn đến 0,25)
Chương trình thí điểm song bằng tú tài
Năm
học 2018-2019, Sở GD-ĐT Hà Nội triển khai thí điểm chương trình đào tạo
song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ
A-level) tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà
Nội-Amsterdam. (tăng 1 trường so với năm học 2017-2018). Chỉ tiêu mỗi
trường là 2 lớp với 50 học sinh.
Học sinh đã tốt
nghiệp THCS, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công
lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2018-2019. HS thuộc đối tượng
tuyển thẳng là đủ điều kiện dự tuyển và không phải tham gia thi vòng 1.
Điều
kiện dự tuyển: học sinh có điểm trung bình cả năm lớp 9 các môn Toán,
Vật lý, Hóa học từ 8,0 trở lên, điểm trung bình cả năm lớp 9 môn Tiếng
Anh từ 8,5 trở lên.
Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào hai trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường NV1 và trường NV2.
Nguyện
vọng của thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song
bằng tú tài tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà
Nội-Amsterdam là NV độc lập, không ảnh hưởng đến NV đăng ký tuyển sinh
vào các trường THPT chuyên và THPT không chuyên.
Học
sinh muốn được vào học hệ song bằng tú tài tại 2 trường này, sẽ phải
trải qua 3 vòng thi: Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài THPT
quốc gia Việt Nam; Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc;
Phỏng vấn.
Thực hiện Quản lý bằng mã học sinh đối với tất cả các thí sinh
Mỗi học sinh học tập tại các trường trên địa bàn TP Hà Nội sẽ có 1 mã học sinh trong sổ điểm điện tử (eSAMS).
Mã
học sinh dùng để quản lý quá trình học tập, rèn luyện, thi, tuyển
sinh,... của học sinh trong các năm học từ khi học mầm non đến hết lớp
12. Dùng mã học sinh (cùng mật khẩu) đăng nhập vào trang sổ liên lạc
điện tử (http:// www.solienlacdientu.hanoi.gov.vn) để tra cứu kết quả
học tập, rèn luyện, thi, tuyển sinh,... của học sinh. Các hồ sơ gồm học
bạ, sổ liên lạc, phiếu điểm, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, bằng
tốt nghiệp THCS của học sinh đều được gắn mã học sinh thống nhất. Mã học
sinh sẽ giúp học sinh tham gia nhập học khi tuyển sinh, chuyển
trường,...
Học sinh hoặc cha mẹ học sinh nhận mã học
sinh (cùng mật khẩu) tại trường THCS, trung tâm GDNN-GDTX nơi học sinh
học lớp 9 chậm nhất vào ngày 20/5.
Cùng đó có trách
nhiệm bảo mật mã học sinh và mật khẩu. Nếu quên hoặc mất mật khẩu, cần
liên hệ với trường THCS, trung tâm GDNN-GDTX nơi học sinh học lớp 9 để
xin được cấp lại.
Bỏ cấp “Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT”
Từ
năm học 2018-2019, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ chỉ kiểm tra và duyệt danh sách
trúng tuyển vào lớp 10 THPT của các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX mà
không cấp “Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT”. Việc quản lý
học sinh bằng sổ điểm điện tử thông qua mã học sinh.
Theo Vietnamnet